Ưu tiên dành cho khách hàng liên hệ sớm nhất! - Xem ngay

CẬN THỊ KÈM LOẠN THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

CẬN THỊ KÈM LOẠN THỊ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Mắt vừa cận thị và loạn thị có chữ được không? Và nên chữa bằng phương pháp nào?

Cận thị kèm loạn thị có chữa được không?

Mắt người bình thường không có tật khúc xạ hình ảnh từ bên ngoài vào mắt sẽ hội tụ ngay trên võng mạc. Người có tật khúc xạ do hình ảnh bên ngoài không hội tụ lên đúng võng mạc gây nên hiện tượng mắt nhìn mờ.

Các loại tật khúc xạ chính bao gồm: Cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị

Ở người trẻ tuổi hiện nay cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất, tuy nhiên đa số các trường hợp cận thị thường có đi kèm với loạn thị. Điều này gây hoang mang cho một số phụ huynh vì thuật ngữ loạn thị còn khá xa lạ với nhiều người, trong đó câu hỏi thường được các bậc phụ huynh quan tâm khi lần đầu phát hiện trẻ có loạn thị kết hợp hoặc đơn thuần là “có thể điều trị được không”.

Việc điều trị loạn thị kết hợp với các tật khúc xạ khác như cận thị đều tương đối dễ dàng vì hầu hết các lựa chọn điều trị cho cận thị hiện nay đều có thể áp dụng điều trị trên người có loạn thị đi kèm.

Hình ảnh so sánh mắt bình thường và mắt cận thị

Hình ảnh so sánh mắt bình thường và mắt loạn thị

Các phương pháp điều trị cận thị kết hợp loạn thị:

- Kính gọng: là phương thức điều trị đơn giản, tuy nhiên kính loạn thị kết hợp cần có số đo khúc xạ chính xác để người đeo có thị lực tốt và dễ dàng thích nghi với kính.

Hình ảnh Internet

- Kính tiếp xúc: một số loại kính tiếp xúc hiện nay có điều trị phối hợp cận thị và loạn thị, nhưng việc sử dụng kính tiếp xúc cần dưới sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên khúc xạ để mang đến an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.

Hình ảnh Internet

- Kính Ortho-K: Ortho-K hiện cũng được sử dụng điều trị cả cho bệnh nhân có cận và loạn thị, ngày nay Ortho-K đang được sử dụng ngày càng phổ biến vì tính tiện lợi và hiệu quả cao. Ngoài ra, khi sử dụng trên trẻ em Ortho-K còn giúp kiểm soát tiến triển tăng độ cho trẻ.

Hình ảnh Internet 

- Phẫu thuật: các phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến hiện nay như LASIK, FemtoLASIK, SMILE, ICL,… đều có thể điều trị cận thị kết hợp loạn thị một cách dễ dàng và chính xác. Việc điều trị độ cận kết hợp loạn thị sẽ hoàn toàn thực hiện tương tự trên phẫu thuật cận thị đơn thuần.

ThS. BS Trần Quốc Tú

Bài trước Bài sau